Menu ☰

Bao lâu thì vệ sinh/thay thế bugi ô tô?

Bugi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tia lửa điện cho buồng đốt xy lanh động cơ. Nếu bugi ô tô bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ. Vậy khi nào nên vệ sinh/thay thế bugi ô tô?

Vai trò của bugi ô tô

Bugi ô tô (Spark Plug) là một thiết bị cung cấp dòng điện từ hệ thống đánh lửa giúp tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu trong buồng đốt xy lanh động cơ. Hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt cháy bởi bugi sẽ khiến áp suất tăng lên làm piston chuyển động tác động lên trục khuỷu. Từ đó tạo thành chuyển động quay của động cơ ô tô.

01

Với động cơ xăng, để tạo ra lửa cần có đủ 3 yếu tố: oxy, nhiên liệu và nhiệt. Khi xy lanh thực hiện kỳ nạp, nó sẽ hút không khí gồm cả oxy. Động cơ có hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp. Bugi giúp tạo ra nhiệt. Kết quả hỗn hợp nhiên liệu được chốt cháy sẽ sinh công giúp động cơ chuyển động.

Bugi cung cấp nhiệt dưới dạng tia lửa điện nhỏ. Tia lửa này có điện áp từ 5 kV – 45 kV (tuỳ theo xe) tạo ra từ bô bin đánh lửa dưới sử điều khiển của mô-đun điều khiển động cơ (ECM). Tia lửa hình thành do điện tích nhảy giữa 2 cực của bugi. Nhiệt sinh ra từ 4.700 – 6.500 độ C giúp đốt cháy hỗn hợp hoà khí, từ đó đẩy piston giúp trục khuỷu chuyển động.

Các loại bugi ô tô

Nếu dựa vào khả năng tản nhiệt của bugi, người ta phân bugi thành 2 loại bugi nguội và nóng.

- Bugi nguội thường sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao (phân khối lớn), những xe thường xuyên phải vận hành ở các cung đường dài, trọng tải lớn…

- Bugi nóng thường sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp (phân khối nhỏ), những xe di chuyển quãng ngắn đường ngắn, tốc độ thấp, trọng tải nhẹ…

Khá là khó để phân biệt 2 loại bugi này vì chúng có ngoại hình khá giống nhau. Cách phân biệt là nhìn vào chỉ số nhiệt. Chỉ số nhiệt nhỏ thì đó là bugi nóng. Ngược lại chỉ số nhiệt lớn là bugi nguội.

Nếu dựa vào vào vật liệu làm điện cực, người ta phân bugi thành các loại sau:

- Bugi đồng (Nickel)

Đồng là loại vật liệu cơ bản làm điện cực cho bugi. Trong đó điện cực trung tâm làm bằng Nickel (Niken). Tuổi thọ của bugi đồng thường từ 16.000 – 32.000 km.

Ưu điểm: Phù hợp với các dòng ô tô cũ, tốt ở điều kiện tăng áp, giá thành thấp.

Nhược điểm: Tuổi thọ ngắn, cần thêm điện áp.

- Bugi bạch kim (Platinum)

Bạch kim (Platinum) có tính trơ, khó bị ăn mòn dù ở nhiệt độ cao. Tuổi thọ của bugi bạch kim thường từ 80.000 – 140.000 km.

Ưu điểm: Tuổi thọ dài hơn bugi đồng, ít bị tích tụ carbon.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn bugi đồng.

- Bugi Iridium

Iridium là một loại kim loại quý, độ cứng cao gấp nhiều lần so với bạch kim Platinum, khả năng chịu điều kiện khắc nghiệt cao, đánh lửa tốt do đầu đánh lửa nhỏ… Tuổi thọ của bugi Iridium thường từ 150.000 – 240.000 km.

Ưu điểm: Tuổi thọ dài nhất, sử dụng điện áp thấp, hiệu quả đốt cao.

Nhược điểm: Giá cao, động cơ đã sử dụng bugi Iridium thì không nên sử dụng bugi khác.

Bao nhiêu km thì vệ sinh/thay bugi ô tô?

Theo nhiều lời khuyên từ chuyên gia nên thay bugi ô tô sau từ 40.000 – 100.000 km vận hành. Tuy nhiên rất khó có được con số chính xác thời điểm cần thay bugi xe oto. Bởi tuổi thọ bugi sẽ tuỳ thuộc vào từng loại bugi, mức độ hoạt động, điều kiện vận hành và chế độ bảo dưỡng.

4

Cách tốt nhất để biết khi nào nên thay bugi ô tô là kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh bugi ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km. Việc kiểm tra, vệ sinh bugi định kỳ vừa giúp kéo dài tuổi thọ bugi, biết được khi nào cần thay bugi mới, lại vừa giúp động cơ luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Bởi thông qua tình trạng bugi người ta có thể đánh giá được tình trạng động cơ.

Bên cạnh đó nếu chưa đến hạn kiểm tra định kỳ nhưng thấy động cơ ô tô có các dấu hiệu bất thường thì cũng cần kiểm tra bugi. Vì rất có thể bugi đã yếu, hết hạn sử dụng và cần thay mới.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Bài có nhiều người đọc