Menu ☰

Cách vệ sinh lọc gió ô tô giúp tiết kiệm nhiên liệu

Vệ sinh lọc gió ô tô là một trong những công việc bảo dưỡng định kỳ. Việc vệ sinh lọc gió đúng cách sẽ giúp động cơ ô tô tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.

Lọc gió là chi tiết quan trọng đối với động cơ ô tô, có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng luồng không khí đi vào buồng đốt. Để động cơ hoạt động trơn tru và hiệu quả thì việc vệ sinh lọc gió ô tô cần phải được thực hiện thường xuyên.

277098114_338143691708940_6226141241890159935_n

Vì sao cần phải vệ sinh lọc gió ô tô?

Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc gió động cơ ô tô sẽ bám nhiều bụi bẩn, khiến động cơ bị giảm công suất, gây ra tình trạng nóng máy hoặc tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.

Nếu bộ lọc gió quá bẩn mà không được vệ sinh sẽ tạo ra muội than bám vào các chi tiết máy động cơ. Lúc này, cảm biến lưu lượng khí nạp hoạt động không chính xác, dẫn đến cung cấp thừa hoặc thiếu nhiên liệu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ ô tô cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km. Tuy nhiên, với nhu cầu thường xuyên di chuyển tại khu vực nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, cần theo dõi và vệ sinh lọc gió ô tô sớm hơn, có thể vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần, và thay mới sau 15.000 km để đảm bảo ô tô luôn vận hành ở trạng thái tốt nhất.

Cách vệ sinh lọc gió ô tô

Chủ xe hoàn toàn có thể tự thực hiện vệ sinh bộ lọc gió ô tô tại nhà. Cách vệ sinh lọc gió ô tô gồm các bước như sau:

Bước 1: Xác định vị trí của lọc gió trong khoang động cơ

Lọc gió thường nằm ngay dưới nắp capo, giữa khoang máy, phía sau cửa hút của động cơ. Tùy vào từng loại xe mà lọc gió có hình dạng khác nhau, nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một chiếc hộp bảo vệ bằng nhựa có hình vuông hoặc hình tròn.

Bước 2: Tháo rời lọc gió khỏi hộp bảo vệ

Tùy từng hãng mà lọc gió được đặt trong hộp bảo vệ có các ngàm giữ hoặc ốc xiết. Chúng được thiết kế tương đối đơn giản, có thể dùng tay không hoặc dùng cờ lê để tháo. Lọc gió nằm ngay bên dưới nắp hộp bảo vệ, có thể dễ dàng lấy ra bằng tay.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh lọc gió

Sử dụng vòi xịt khí nén để thổi sạch bụi bẩn bám trên lọc gió. Chú ý nên xịt theo một thứ tự nhất định, từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới để đảm bảo loại bỏ được toàn bộ bụi bẩn.

Tùy thuộc vào chất liệu của lọc gió, chủ xe có thể kiểm tra khuyến cáo của nhà sản xuất để tiến hành vệ sinh lọc gió bằng nước ấm, sau đó phơi khô.

Lưu ý không sử dụng cọ, bàn chải để đánh, dễ làm rách màng lọc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả làm việc của lọc gió động cơ. Ngoài ra, khi vệ sinh lọc gió ô tô, không được sử dụng bất kỳ loại nước rửa hay dung dịch hóa chất nào.

12

Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu

Trước khi lắp lọc gió vào vị trí ban đầu, cần kiểm tra lại nắp hộp bảo vệ lọc gió, nếu dính bụi bẩn thì sử dụng khăn mềm để lau qua.

Tiếp theo lắp lọc gió ô tô theo đúng vị trí ban đầu đã lấy ra, cần đảm bảo mép lọc gió đều khớp với các đường viền cao su của hộp bảo vệ. Sau đó sử dụng cờ lê/tua vít/tay để cố định lại nắp hộp như ban đầu.

Sau khi lắp xong, khởi động động cơ và kiểm tra cổ góp xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp bị nghẹt.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chủ xe nên vệ sinh lọc gió ô tô mỗi 5.000km và thay mới sau 20.000km. Tuy nhiên, với điều kiện môi trường như hiện nay, nên thay lọc gió mới sau mỗi 15.000km. Nếu phát hiện lọc gió bị rách hay ẩm mốc, khó làm sạch, cần thay mới ngay để đảm bảo hiệu quả làm việc của động cơ, tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Bài có nhiều người đọc