Menu ☰

Nguyên nhân và cách xử lý đèn xe ô tô bị hấp hơi nước

Đèn xe ô tô bị hấp hơi nước có thể khiến người lái mất tầm nhìn, khó kiểm soát đường đi, giảm khả năng chiếu sáng... Vậy nguyên nhân và cách xử lý như thế nào hãy cùng Hatech tìm hiểu nhé!

Đèn ô tô hỗ trợ người lái dễ dàng quan sát, xử lý các tình huống trên đường đi, đặc biệt là khi trời tối hoặc xuất hiện sương mù, mưa lớn. Tuy nhiên, đèn ô tô dễ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Trong đó, thường gặp nhất là hiện tượng hấp hơi nước.

Tại sao đèn pha bị hấp hơi nước?

Có nhiều nguyên nhân khiến đèn ô tô bị hấp hơi nước. Theo đó, nếu đèn bị lỏng, hở các mối lắp do va chạm sẽ tạo điều kiện để nước lọt vào bên trong, gây ra hiện tượng hấp hơi.

275127379_327614439428532_5838319765056780416_n

Bên cạnh đó, việc không thực hiện đúng kỹ thuật tháo, lắp khiến lớp cao su bảo vệ bóng đèn biến dạng, không ôm khít như ban đầu nên nước hoặc không khí ẩm dễ dàng đi vào bên trong. Đặc biệt là sau khi rửa xe hoặc di chuyển trong trời mưa lớn.

Ngoài ra, khi người dùng tháo lắp hệ thống đèn trong môi trường có độ ẩm cao cũng tạo điều kiện để hơi nước xâm nhập vào bên trong. Khi bật sáng, nhiệt độ tăng cao đột ngột làm nước bốc hơi và ngưng tụ thành dạng sương, đọng bên trong bề mặt đèn. Hiện tượng này còn được gọi là sương mù.

Cá biệt, có nhiều trường hợp đèn pha bị hấp nước dù xe mới 100%. Đây có thể là lỗi trong quá trình lắp ráp hoặc vận chuyển xe từ nhà máy tới showroom. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Cách khắc phục đèn xe bị hấp hơi nước

Tùy vào từng trường hợp sẽ có cách xử lý hiện tượng đèn bị hấp hơi nước phù hợp, đảm bảo an toàn khi lưu thông và kéo dài tuổi thọ của đèn.

Nếu đèn xe chưa qua sửa chữa, người dùng tháo nắp chụp cao su ở phía sau, bật đèn trong 15 phút để đẩy hơi ẩm ra ngoài. Tiếp theo, cần kiểm tra mối ghép giữa các chi tiết, tìm vị trí hở và hàn chúng lại để không khí, hơi ẩm không lọt vào được.

Ngược lại, nếu đèn xe đã từng tháo lắp, người dùng tiến hành mở nắp chụp rồi mới bật đèn để đẩy hơi ẩm thoát ra ngoài.

10

Ngoài ra, gel silic đioxit - một loại gel không độc, không cháy, cũng là “chìa khóa” giúp giải quyết triệt để tình trạng đèn bị hấp hơi nước. Người lái tháo đèn pha theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, dùng khăn mềm khô lau sạch bề mặt đèn. Tiếp đó, đặt gel silic đioxit ở vị trí trước cụm đèn, không để gel tiếp xúc với bóng đèn. Loại gel này có chức năng hút ẩm, đảm bảo đèn luôn khô thoáng.

Tuy nhiên, việc sửa chữa đèn pha đòi hỏi kinh nghiệm và sự hiểu biết về linh kiện ô tô. Vì thế, tốt nhất, người dùng nên đưa xe đến các gara ô tô uy tín để sấy đèn bằng máy chuyên dụng. Giải pháp này sẽ có tác dụng triệt để đồng thời cải thiện tuổi thọ của bóng đèn ô tô.

Ngoài ra, người dùng cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ hệ thống đèn ô tô. Đặc biệt, không nên tự ý độ đèn để hạn chế hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của đèn ô tô

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Bài có nhiều người đọc