Menu ☰

Hướng dẫn bảo dưỡng phanh xe ô tô đúng chuẩn

Hệ thống phanh xe ô tô là một trong những hệ thống quan trọng cần được chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ. Khi phanh xe có một số dấu hiệu như đạp phanh kém hiệu quả, thấy nặng hoặc bị bó, có tiếng kêu... cần đến các gara gần nhất để được xử lý kịp thời.

Khi nào cần bảo dưỡng phanh xe ô tô?

Hệ thống phanh xe trong khi làm việc luôn chịu áp lực, nhiệt độ cao do ma sát sinh ra. Khi sử dụng lâu ngày hệ thống phanh gặp một số vấn đề hư hỏng cần bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì tình trạng làm việc ổn định, an toàn cho chiếc xe. Một số vấn đề thường gặp trên hệ thống phanh xe phải kể đến.

276152111_340000158189960_1802661536161080108_n

Phanh kém hiệu quả

Khi đạp phanh hết cỡ mà chất lượng phanh không tốt như bình thường. Mực dầu phanh giảm do rò rỉ, dầu phanh lẫn nước khiến lực đạp phanh không đủ tạo áp lực cần thiết đến cơ cấu phanh. Trường hợp này nên kiểm tra đường ống dầu, châm thêm hay thay dầu mới. Một số trường hợp hệ thống bố láo không làm việc, không nghe tiếng kêu từ hệ thống phanh. Đạp phanh nhẹ không thấy hiệu quả phanh chứng tỏ má phanh xe đã bị mòn.

Khi đạp phanh thấy nhẹ hay đạp bàn đạp phanh hết cỡ mà không thấy hiệu quả. Nguyên nhân chính là do xi lanh chính bị hỏng, hệ thống phanh hở gió làm dầu lẫn không khí. Lúc này hãy tiến hành xả gió cơ cấu phanh 4 bánh xe đẩy kết khí ra ngoài.

Hoạt động của phanh không ổn định

Khi đạp phanh ta phải cảm thấy phản ứng đều đặn từ hệ thống phanh xe. Nhiều trường hợp bàn đạp phanh được giữ trong thời gian dài, lực phanh xuất hiện nhanh rồi mất, chu kỳ lặp đi lặp lại đều đặn. Chứng tỏ má phanh, đĩa phanh đã bị hỏng cần tiến hành kiểm tra, thay thế. Nếu cần thay thế hãy tiến hành thay cả trước lẫn sau. Tránh thay thế một bên vì bánh xe sẽ chịu lực không đều khi phanh.

Đạp phanh thấy nặng

Hiện tượng đạp phanh thấy nặng thường do sẹc vô bị hở hay hư hỏng. Không tạo nên sự chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp phanh. Người lái phải đạp với lực mạnh để thắng xe. Khi hệ thống phanh gặp phải vấn đề trên bạn nên đem đi kiểm tra, gia công bao kín sẹc vô hoặc thay thế.

Nguyên nhân khác gây nên vấn đề này là do đường ống dầu phanh bị tắc làm áp lực dầu tăng cao không thể truyền tới cơ cấu phanh. Bạn có cố sức phanh vẫn không hiệu quả hoặc phanh giảm đi nhiều. Để tạo lực phanh lớn bạn nên điều chỉnh lại ghế ngồi sao cho phần lưng, phần hông, tựa vào ghế tạo tư thế tốt.

Bị bó phanh

Khi đang di chuyển trên các cung đường và cần tiến hành đạp phanh. Sau khi buông bàn đạp phanh mà xe không lướt đi nhẹ nhàng mà cảm thấy lực cản cần tăng ga xe mới chạy được. Vấn đề này chứng tỏ hệ thống phanh của bạn bị bó kẹt. Có thể do ắc thắng hệ thống phanh bị khô mỡ gây ra hoặc do kẹt piston heo thắng. Chúng làm piston không trở về được vị trí ban đầu khi ta buông chân phanh.

Để giải quyết vấn đề này nên kiểm tra ắc thắng, heo thắng. Vệ sinh chúng, tra dầu bôi trơn để phanh hoạt động ổn định trở lại.

Tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh

Hiện nay, hệ thống phanh trên hầu hết ô tô được trang bị cơ cấu phanh đĩa ở hai bánh trước hay cả bốn bánh. Cơ cấu phanh tang trống thường lắp ở bánh sau. Đối với các đời xe cũ do xe tốc độ thấp hơn xe mới, hệ thống phanh đĩa thời điểm đó chưa hoàn thiện phanh tang trống còn sử dụng đối với phanh tay. Khi đạp phanh mà nghe tiếng kêu ken két đây là dấu hiệu bố mòn đến giới hạn cần thay thế.

Tuy nhiên, nếu tiếng kêu xuất hiện không liên tục, không lớn. Điều này có thể do đất cát, rác thải lọt vào phía trong cơ cấu phanh. Sau khi vệ sinh cơ cấu phanh sẽ giải quyết được vấn đề trên.

Hướng dẫn cách bảo dưỡng phanh ô tô đúng chuẩn

Nếu không bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ đúng cách sẽ khiến cho hệ thống phanh xe gặp phải một số hư hại nghiêm trọng. Đặc biệt, chúng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an toàn của chủ xe và những người đồng hành khi di chuyển. Cho nên, giải pháp đặt ra lúc này là sử dụng một số dung dịch bảo dưỡng phanh ô tô như chất vệ sinh thắng xe hay mỡ bò chịu nhiệt. Không chỉ giúp làm sạch, vệ sinh các vết bẩn bám trên phanh xe. Chúng còn bảo dưỡng phanh xe tốt nhất trước các tác nhân gây hại từ môi trường sống xung quanh.

277326582_340000211523288_4155454533108549906_n

Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô

Đối với quá trình bảo dưỡng phanh ô tô có thể tiến hành trong vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chúng lại đảm bảo được tính an toàn cho bạn mỗi khi tham gia giao thông.

Bước 1: Tháo ốc phía sau bộ giá phanh

Hãy sử dụng cờ lê chuyên dụng để thực hiện công việc tháo ốc phía sau bộ giá phanh. Nếu xe có hệ thống cảm biến độ mòn, rút chốt cắm ra. Sau đó bạn nhấc lên bộ giá đỡ ra khỏi đĩa phanh rồi mới tiến hành tháo đến các má phanh.

Bước 2: Rút suốt trượt bên ngoài đĩa phanh

Sau khi đã tháo rời tất cả các bộ phận suốt trượt bên ngoài đĩa phanh rồi. Hãy giữ chúng vào một chiếc hộp hoặc để ở một vị trí sạch sẽ nào đó.

Bước 3: Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh ô tô

Ở bước này bạn sử dụng các loại dung dung dịch vệ sinh phanh chuyên dụng để vệ sinh chiếc cùm đỡ má phanh, giá đỡ phanh. Thực hiện vệ sinh các chi tiết bằng nhựa, cao su nhẹ nhàng. Lau chùi sạch sẽ bụi bẩn, gỉ sắt trong khe rãnh, ngóc ngách của bộ giá đỡ.

Bước 4: Bôi mỡ lên phanh ô tô

Sau khi suốt trượt hãy tiến hành bôi mỡ vào bộ phận này. Sử dụng cá mỡ bò chuyên dụng để bảo vệ má phanh, loại bỏ tiếng rít, tăng độ cứng, tuổi thọ cho má phanh được lâu. Đưa phần chốt vào lỗ thực hiện kiểm tra độ trơn trượt xem đã đạt yêu cầu chưa.

Bước 5: Hoàn thành công việc bảo dưỡng

Tiến hành lắp ráp các chi tiết vào nguyên vị trí ban đầu lần lượt sẽ là bộ cùm phanh, má phanh, bộ giá phanh, siết chặt con ốc rồi cắm đường dây hệ thống cảm biến vào.

Bước 6: Lắp bánh xe lại

Lắp bánh xe, vặn lại đủ và chặt các con ốc đã tháo ra trước đây. Hạ kính để cho bánh xe được chạm xuống đất. Siết chặt lại các ốc bánh xe.

Trên đây là một số thông tin về việc bảo dưỡng phanh ô tô mà chủ xe nên nắm. Vậy nếu như bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô uy tín hãy đến với Hatech! Chúng tôi cung cấp các dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng chuyên nghiệp.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Bài có nhiều người đọc