KINH NGHIỆM KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG SỮA CHỮA XE TRƯỚC KHI ĐI ĐĂNG KIỂM
Vì vậy sau khi điểm định họ nhận được kết quả kiểm định là không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT), sau đó mới đem xe đi sửa chữa. Việc đó rất mất thời gian và chi phí sửa chữa. Thực ra có những lỗi rất thông thường mà chủ phương tiện và lái xe có thể tự kiểm tra, sữa chữa cho xe của mình trước khi đi kiểm định để việc kiểm tra được nhanh chóng, cũng như tiết kiệm được chi phí sửa chữa và đảm bảo an toàn cho xe của mình.
Dựa vào kinh nghiệm kiểm định xe, chúng tôi xin trao đổi với các chủ xe và lái xe trước khi đi đăng kiểm cần chuẩn bị, kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật tùy theo tình trạng xe của mình.
Theo quy trình, khi kiểm định ôtô đăng kiểm viên sẽ kiểm tra 5 công đoạn:
- Công đoạn 1: Kiểm tra tổng quát.
- Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên ôtô.
- Công đoạn 3: Kiểm tra phanh.
- Công đoạn 4: Kiểm tra khí thải tiếng ồn.
- Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới ôtô.
Tùy theo tuổi của xe, mức độ hoạt động nhiều hay ít, loại xe mà bạn nên có sự kiểm tra, bảo dưỡng. sửa chữa trước khi đưa đi kiểm định.
Chúng tôi xin giới thiệu các hạng mục kiểm tra ở các công đoạn như sau:
1. Công đoạn 1: Kiểm tra tổng quát:
Có 13 hạng mục kiểm tra liên quan đến biển số đăng ký, số khung, số máy, động cơ và các hệ thống liên quan, màu sơn, bánh xe và lốp dự phòng, cơ cấu chuyên dùng, cơ cấu khóa hãm, đèn chiếu sáng phía trước, đèn tín hiệu, thiết bị bảo vệ thành bên, chắn bùn, bình chữa cháy.
Ở công đoạn này các bạn cần lưu ý kiểm tra trước khi đi kiểm định một số hạng mục như sau:
- Lốp xe (vỏ xe): Phải lắp lốp xe đúng kích cỡ ghi trong giấy chứng nhận kiểm định. Lốp xe không được mòn tới dấu hiệu chỉ báo mòn của nhà sản xuất lốp (nhìn vào mặt hông của lốp bạn sẽ thấy 6 hình tam giác nhỏ, từ mỗi dấu tam giác này nhìn vào bè mặt hoa lốp sẽ thấy các gờ chỉ báo mòn ở trong rãnh của hoa lốp). Riêng lốp trước có yêu cầu cao hơn tức là phải sử dụng lốp chưa mòn nhiều, chiều cao lốp còn lại nên từ 1mm trở lên.
- Đèn chiếu sáng: Phải có đầy đủ đèn pha, cốt ở hai bên, riêng đèn pha các bạn có thể kiểm tra bằng cách đậu xe cách một bức tường khoản 10m và bật đèn pha cho chiều vào bức tường, thấy trên tường có vùng ánh sáng tập trung và vùng ánh sáng này không cao quá hay thấp quá.
- Đèn tín hiệu: Đèn báo rẽ, đèn phanh, đèn kích thước, đèn báo lùi: Còn sáng khi bật công tắc, các nắp chụp đèn không nứt vỡ.
- Thùng xe (đối với xe tải ben và xe ben): Thùng xe phải đúng kích thước ghi trong giấy chứng nhận kiểm định. Không được tự ý cơi cao thùng hàng để chở quá tải. Riêng với các xe tải thông thường thì chiều cao bửng hông nguyên thủy của xe khoảng 400 mm... Nếu muốn lắp khung mui che mưa nắng cho hàng hóa thì các bạn phải làm hồ sơ cải tạo thùng hàng.
2. Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên ôtô:
Công đoạn này gồm 17 hạng mục kiểm tra đó là: Kính chắn gió, gạt nước, và phun nước rửa kính, gương chiếu hậu và đồng hồ trên bảng điều khiển, vô lăng lái, trục lái, trợ lực lái, các bàn đạp điều khiển, phanh đỗ, tay vịn, cột chống (với xe khách), ghế ngồi và đai an toàn, thân vỏ buồng lái, thùng hàng, sàn bệ khung xương, cửa và tay nắm, dây điện phần trên.
Ở trong công đoạn này trong quá trình sử dụng nếu bạn cảm nhận ly hợp, tay số vô lăng tay lái có vấn đề thì nhất thiết bản phải đưa xe vào garage bảo dưỡng, sửa chữa vì tất cả các hệ thống trên điều liên quan đến an toàn của người ngồi trên xe và tuổi bền sử dụng xe. Nếu phát hiện sớm và sửa chữa kịp thời thì chẳng tốn bao nhiều tiền, ngược lại nếu để lâu không sửa chữa thì không những mất an toàn mà còn tốn nhiều tiền cho sửa chữa về sau. Ngoài ra có một số lưu ý để các bản kiểm tra trước khi đi kiểm định như sau:
- Kính chắn gió: Không nứt vỡ.
- Gạt nước phun nuớc rửa kính: Hoat động bình thường.
- Vô lăng lái, trục lái: Các bạn ngồi vào ghế lái, hai tay giữ vôlăng lái và lắc dọc, lắc ngang. Nếu có độ rơ dọc hay rơ ngang nhiều thì cần kiểm tra sửa chữa ngay.
Sau đó quay nhẹ vô lăng theo hai phía trái và phải (riêng xe có trợ lực lái phải nổ máy khi kiểm tra) kết hợp với việc nhìn xuống bánh xe bên trái. Nếu các bạn phải quay vô lăng lái 1 góc lớn mà bánh xe trước chưa dịch chuyển thì phải kiểm tra điều chỉnh cơ cấu lái (bốt lái) và các rô tuyn lái.
3. Công đoạn 3: Kiểm tra phanh trên băng thử:
Công đoạn này đăng kiểm viên kiểm tra 4 hạng mục sau: Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng, sự làm việc và hiểu quả của phanh chính, sự làm việc và hiệu quả của phanh đỗ (phanh tay), sự hoạt động của các thiết bị phanh khác.
Thông thường khi kiểm tra công đoạn này nguyên nhân không đạt tiêu chuẩn là: Trượt ngang của bánh dẫn hướng lớn. Hiệu quả phanh chính (phanh chân) thấp, độ lêch giữa 2 bánh xe trên trục của phanh chính quá qui định, hiệu quả phanh tay thấp.
Các chỉ tiêu này đăng kiểm viên kiểm tra bằng thiết bị. Tuy nhiên các bạn có thể tự kiểm tra trước khi đi kiểm định theo các cách như sau:
- Kiểm tra trượt ngang của bánh dẫn hướng: Bạn nên sự dụng 2 lốp trước cùng kiểu hoa lốp đồng đều về chiều cao hoa lốp và cho xe chạy trên một đoạn đường thẳng và đường bằng vắng xe cộ. Khi đang chạy thẳng bạn chỉ giữ hờ tay lái và đi với tốc độ chậm 5Km/h. Nếu bạn không cần đánh lái mà xe vẫn tiếp tục đi thẳng là tương đối đạt yêu cầu. Nếu không đánh lái mà xe bị lệch hướng sang trái hay sang phải nhiều thì bạn cần kiểm tra điều chỉnh dàn đầu (đối với xe ôtô con) hay kiểm tra độ chụm bánh xe và kiểm tra độ rơ ngõng quay lái (ắc-phi-dê) đối với ôtô tải.
- KIểm tra phanh chính (phanh chân): Chọn một đoạn đường bằng phẳng, vắng xe cộ, nền đường nhựa hay ximăng. Chạy xe với vân tốc 30km/h. Sau đó ngắt côn và đạp thắng và đo quảng đường chạy được từ khi khi đạp thắng đến khi xe dừng hẳn. Nếu quảng đường phanh lớn hơn 7,2m đối với xe con, trên 9,5m đối với xe tải nhỏ, trên 11m đối với xe tải lớn thì hiệu quả phanh chính chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra còn lưu ý khi phanh, thân xe không được lệch sang bên trái hay bên phải quá nhiều. Nếu xe đang đi giữa làn đường có bề rộng 3,5m mà khi phanh xe lệch ra khỏi làn đường này thì phanh bị lệch (phanh bên trái và phanh bên phải cùng một trục một trục không đều nhau). Khi đó nếu xe lệch sang trái là bánh xe bên phải thắng yếu và ngược lại xe lệch sang phải thì bánh bên trái thắng yếu. Cũng có thể kết hợp nhờ người khác quan sát vết phanh trên đường. Nếu bánh xe nào không có vết phanh hay vết phanh mờ thì bánh đó phanh yếu hay không có tác dụng.
- Kiểm tra phanh tay: Chạy xe với tốc độ 15km/h. Kéo phanh tay và đo quảng đường phanh. Nếu quảng đường phanh lớn hơn 6m là không đạt yêu cầu, cần phải kiểm tra sữa chữa. Cũng có thể kiẻm tra phanh tay bằng cách cho xe đậu trên dốc 20%. Nếu xe đậu trên dốc này không bị trôi là đạt yêu cầu.
4. Công đoạn 4: Kiểm tra khí thải và tiếng ồn:
Công đoạn này có 4 hạng mục kiểm tra: Độ ồn, còi điện, nồng độ CO và HC phát thải của xe xăng, độ đục (khói) của khí thải động cơ dầu.
Ở công đoạn này các bạn cần chú ý kiểm tra một số hạng mục sau.
- Còi điện: Xe phải có còi điện, không được sử dụng còi hơi (trừ còi hơi nguyên thủy của nhà chế tạo xe).
- Kiểm tra khí thải của động cơ xăng: Nếu xăng lửa xe của bạn có vấn đề chắc chắn không đạt tiêu chuẩn vì như vậy quá trình cháy của động cơ không tốt nên nồng độ khí thải sẽ tăng cao chất CO và HC. Theo kinh nghiệm thì xe xăng phải chạy tốt độ cầm chừng (ga-răng-ti) ổn định. Không có mùi xăng sống ở phía ống xả và xe lên ga ngọt là có khả năng đạt yêu cầu.
- Kiểm tra khói động cơ dầu: đối với động cơ Diesel đăng kiểm viên kiểm tra khói ở tốc độ vòng quay lớn nhất (theo quy định) của động cơ (có khi lên đến 4200 v/p). Vì vậy bạn phải kiểm tra cánh quạt gió. Dây curoa bơm nước, két nước làm mát. Rất nhiều xe do không kiểm tra nên khi đăng kiểm viên kiểm tra khói bị gãy cách quạt gió, phá két nước làm mát, vỡ lọc nhớt máy… Nếu bạn thường chở nặng phải tăng dầu hết cỡ cũng phải chỉnh lại, có bạn sợ xe ăn dầu nên khóa bớt dầu lại đăng kiểm viên đạp ga không đến tốc độ kiểm tra cũng không đạt. Ngoài ra còn phải để ý khi xe lên ga mạnh có phun khói nhiều không. Nếu có nhiều khói thì bạn nên kiểm tra, bảo dưỡng xem lọc gió, lọc dầu có bị ngẹt không, dùng gậy gõ nhẹ vào ống bô xả và nẹt ga cho muội bám vào ra hết. Nếu đã kiểm tra các bộ phận trên mà vẫn nhiều khói thì phải đi cân chỉnh bơm cao áp và vòi phun của động cơ (bơm, béc, heo dầu).
5. Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới ôtô :
Công đoạn này đăng kiểm viên kiểm tra 18 hạng mục như sau: Sắt xi và liên kết, dẫn động phanh chính, dẫn động phanh đỗ, dẫn động li hợp, cơ cấu lái và dẫn động khớp cầu và khớp chuyển hướng, ngõng quay lái, moay ơ bánh xe, hệ thống đàn hồi, hệ thống treo khí nén, thanh dẫn hướng và thanh ổn định, giảm chấn, khớp nối của hệ thống treo, các đăng, hộp số, cầu xe, hệ thống dẫn khí xả, dây điện phần dưới.
Ở phần này các bạn chú ý kiểm tra các bộ phận chính sau:
- Kiểm tra Rô tuyn lái: Nhờ một số người khác lắc vô lăng lái qua lại và bạn nhìn vào các rô tuyn lái có thể biết được rô tuyn lái nào rơ để sữa chữa và thay mới. - Kiểm tra nhíp: Kiểm tra nhíp có lá nhíp nào bị gãy hay nhíp bị xô lệch không.
- Kiểm tra các đăng: Dùng tay lay lắc các đăng có thể phát hiện gối đỡ hay khớp các đăng bị rơ lỏng để có thể sữa chữa kịp thời.
Nếu xe của bạn là xe mới (dưới 7 năm) bạn không cần lo lắng lắm ở công đoạn này. Theo kinh nghiệm nếu bạn lái xe trên đường dằn không phát hiện tiếng kêu lạ thì chỉ cần kiểm tra trực quan tại nhà là đủ. Trường hợp bạn cảm nhận không bình thường nên đưa xe đến gara.Tại đây kỹ thuật viên đưa vào hầm kiểm tra hoặc đưa lên cẩu nâng có thể phát hiện ra các khiếm khuyết trong các hệ thống để sửa chữa bảo dưỡng kịp thời.Không ai hiểu xe của bạn bằng chính bạn. Vì vậy chúng tôi khuyên các bạn hãy kiểm tra, điều chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa tùy theo tình trạng xe mình trước khi đưa đi kiểm định để đỡ mất thời gian, tiền bạc và bực mình khi ăn đợi nằm chờ với thời tiết này.
Chúc cccm thuận buồm xuôi gió
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Bài có nhiều người đọc
-
Tư vấn kỹ thuật: Cách nâng gầm xe với bộ kích gầm
Nâng gầm xe để thay lốp hoặc sửa chữa dưới gầm xe là một kỹ năng cơ bản nhưng nhiều lái xe có thể lại không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu.
-
Những "hư hỏng" chủ yếu thường gặp trên hệ thống lạnh
Hiện nay, hệ thống điều hòa không khí (AC) là một trang bị bắt buộc trên các dòng xe hơi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến hệ thống lạnh gặp vấn đề và dẫn đến "hư hỏng". Hãy cùng Hatech tìm hiểu nhé!
-
Hệ thống bôi trơn: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động?
Hệ thống bôi trơn của động cơ đốt trong có nhiệm vụ phân phối nhớt bôi trơn từ cạc-te nhớt đến các bề mặt ma sát, chuyển động trong động cơ. Đồng thời lọc sạch những tạp chất lẫn trong nhớt khi nhớt tẩy rửa các bề mặt ma sát này và làm mát nhớt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt của nó.
-
Cách xử lý khi động cơ bị đổ quá nhiều nhớt
Việc đổ quá nhiều dầu bôi trơn cho động cơ có thể gây giảm hiệu suất hoạt động của xe hơi. Vậy phải làm thế nào để xử lý trường hợp này?