Ô tô bị bó máy chỉ vì 3 thói quen “chẳng đâu vào đâu” của chủ xe
Bó máy còn được gọi là bó piston hay lup-pe.
Bó máy trên ô tô còn được gọi là bó piston hay lup-pe. Đây là hiện tượng piston di chuyển khó khăn hoặc bị kẹt cứng trong xylanh do động cơ bị quá nhiệt. Kết quả khiến piston làm bằng kim loại bị giãn nở, gây kẹt dẫn tới động cơ không hoạt động hoặc hoạt động khó khăn.
Tình trạng bó máy thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng như kẹt xy-lanh, cong tay biên (dên), có thể bị gãy biên dẫn đến hỏng động cơ và nhiều bộ phận liên quan,…rất mất thời gian khắc phục và tốn tiền bạc.
Có thể thấy rằng, xe ô tô bị bó máy chính là nỗi “khiếp sợ” của rất nhiều tài xế, thế nhưng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể lại xuất phát từ chính những thói quen của chủ xe.
“Quên” thay dầu nhớt
Theo các chuyên gia có kinh nghiệm, việc thiếu dầu máy hoặc dầu máy sử dụng với thời gian quá lâu sẽ rất gây hại cho xe, lâu ngày sẽ làm hỏng động cơ và ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên ô tô. Đặc biệt, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng bó máy.
Động cơ xe bị "đóng bánh" do đi lâu năm không thay dầu nhớt.
Hầu hết các hãng xe luôn khuyên chủ xe nên thay dầu nhớt với 1.000 km đầu tiên và mỗi 5.000 km/lần sau đó. Với các xe đi ít vẫn nên thay dầu định kỳ hàng năm để tránh việc nhớt để lâu bị đóng cặn, biến chất. Tuy vậy, rất nhiều trường hợp sử dụng ô tô 2-3 năm “quên” không thay dầu khiến động cơ như bị "đóng bánh" lại.
Ngoài ra, các vấn đề như dầu bị rò rỉ, thay phải dầu nhớt kém chất lượng hoặc bơm dầu bôi trơn hoạt động kém,… cũng là những tác nhân khiến xe ô tô bị bó máy.
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia luôn khuyên người dùng cần thường xuyên quan sát, kiểm tra xem xe có bị rò rỉ dầu hay không. Cùng với đó là kiểm tra mực dầu và chất lượng dầu máy còn hoạt động tốt hay không. Ngoài ra, chăm sóc và bảo dưỡng, thay dầu định kỳ hàng năm cũng là cách ngăn ngừa tình trạng xe bị bó máy.
Không kiểm tra nước làm mát
Không hiếm trường hợp đi ô tô mà “quên” việc kiểm tra nước làm mát trên xe thường xuyên. Thậm chí có những trường hợp còn không biết nước làm mát ở chỗ nào.
Nếu nước làm mát bị hao hụt sẽ khiến nhiệt độ động cơ tăng cao khi xe hoạt động. Tình trạng quá nhiệt gây ra thổi gioăng mặt máy, đồng thời làm piston giãn nở và gây hiện tượng bó máy.
Cần kiểm tra nước làm mát thường xuyên và sử dụng loại nước chuyên dụng để tránh bó piston.
Do vậy, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra mực nước làm mát và bổ sung kịp thời nếu nước làm mát bị thiếu. Cùng với đó, nên sử dụng các loại nước làm mát chuyên dụng, không nên dùng nước lọc để.
Bỏ qua cảnh báo trên bảng điều khiển
Thông thường trên các xe đời mới hiện nay, nếu xe có vấn đề về mức dầu nhớt, nước làm mát và nhiệt độ động cơ bất thường,... đều được cảnh báo trên bảng điều khiển.
Tuy nhiên, có một thực tế là rất nhiều lái xe thường chỉ lên xe và di chuyển mà không để ý tới các đèn cảnh báo hoặc kim nhiệt độ trên bảng điều khiển.
Chưa kể, nhiều tài xế còn có thói quen để các vật dụng như hộp giấy, ví tiền, chai nước… ngay lên mặt đồng hồ bảng táp-lô, che khuất các đèn cảnh báo nên khi đèn sáng mà không biết. Việc lơ là những cảnh báo quan trọng trên chính là nguyên nhân khiến xe gặp tình trạng bó máy.
Do đó, người dùng cần lưu ý quan sát thường xuyên bảng điều khiển. Khi thấy các đèn cảnh báo nổi lên hoặc kim báo nhiệt độ động cơ ở mức cao bất thường, tuyệt đối không được chạy cố mà phải đưa xe đi kiểm tra ngay để tránh rủi ro không đáng có.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, việc thường xuyên sử dụng xăng kém chất lượng, quạt làm mát động cơ bị hỏng mà không biết hay thói quen đi ép ga ép số của nhiều tài xế (chủ yếu là lái mới),… cũng là những tác nhân dẫn đến bó máy ô tô.
Trong trường hợp xe bị bó máy, các chuyên gia có kinh nghiệm lái xe luôn khuyên các các bác tài tốt nhất nên mang tới trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp để được khắc phục triệt để.
====
Nếu gặp khó khăn về xe hơi, hãy liên hệ với chúng tôi:
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Bài có nhiều người đọc
-
Tư vấn kỹ thuật: Cách nâng gầm xe với bộ kích gầm
Nâng gầm xe để thay lốp hoặc sửa chữa dưới gầm xe là một kỹ năng cơ bản nhưng nhiều lái xe có thể lại không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu.
-
Những "hư hỏng" chủ yếu thường gặp trên hệ thống lạnh
Hiện nay, hệ thống điều hòa không khí (AC) là một trang bị bắt buộc trên các dòng xe hơi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến hệ thống lạnh gặp vấn đề và dẫn đến "hư hỏng". Hãy cùng Hatech tìm hiểu nhé!
-
Hệ thống bôi trơn: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động?
Hệ thống bôi trơn của động cơ đốt trong có nhiệm vụ phân phối nhớt bôi trơn từ cạc-te nhớt đến các bề mặt ma sát, chuyển động trong động cơ. Đồng thời lọc sạch những tạp chất lẫn trong nhớt khi nhớt tẩy rửa các bề mặt ma sát này và làm mát nhớt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt của nó.
-
Cách xử lý khi động cơ bị đổ quá nhiều nhớt
Việc đổ quá nhiều dầu bôi trơn cho động cơ có thể gây giảm hiệu suất hoạt động của xe hơi. Vậy phải làm thế nào để xử lý trường hợp này?