Phụ tùng xe Mercedes C200 có đắt không
Khi nào nên thay thế phụ tùng xe Mercedes C200?
Mẫu xe Mercedes C200 kể từ khi tung ra thị trường ô tô năm 1993 đã nhận được đánh giá cao của giới yêu xe. Cho đến nay Mercedes C200 là vũ khí lợi hại giúp hãng này đánh bại các đối thủ: MW 3-Series, Audi A4, Jaguar XE, Lexus ES,… cả về thiết kế lẫn độ an toàn của trang thiết bị.
Sau một thời gian dài đồng hành cùng bạn, chiến binh Mercedes C200 có dấu hiệu già đi, cần được bảo dưỡng định kỳ, hoặc thay thế phụ tùng nếu cần thiết, bởi vì nguy cơ gặp các vấn đề là rất cao, thậm chí gây ra các rủi ro tai hại.
Thông thường các hư hại của phụ tùng Mercedes C200 thường rất khó nhận diện bằng mắt thường. Do đó khi ô tô gặp vấn đề và gây ra sự cố thì các chủ xe mới nhận ra và đem đi sửa, nhưng đến lúc ấy thì đã muộn và có thể gây ra những thiệt hại to lớn về người và của.
Vì vậy, khi lái xe mà cảm thấy xe di chuyển có độ xóc, cầm vô lăng không thoải mái, hoặc xe có tiếng động lạ kèm mùi bất thường thì chắc chắn rằng phụ tùng xe Mercedes đã gặp vấn đề. Cách an toàn nhất đó chính là đưa xe đi thăm khám định kỳ để phát hiện lỗi và thay thế phụ tùng kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc về sau.
Các loại phụ tùng Mercedes C200 trên thị trường
Mercedes C200 là một tài sản khá đắt đỏ, do đó trên thị trường ô tô, nhiều cơ sở làm ăn bất uy tín đã bán các phụ tùng chất lượng thấp để trục lợi. Các chủ xe nên lưu ý rằng phụ tùng Mercedes C200 được người bán phân chia thành nhiều loại khác nhau:
* Phụ tùng chính hãng mua ở ngoài: Là phụ tùng chính hãng tại Đức do Mercedes đặt hàng sản xuất, chất lượng cao.
* Phụ tùng chính hãng mua ở trong: Phụ tùng được Mercedes đặt hàng từ đối tác rồi trực tiếp thay thế cho khách hàng.
* Phụ tùng OEM: Phụ tùng được đối tác của Mercedes phân phối ra ngoài thị trường với tư cách độc lập, không nhận diện thương hiệu của Mercedes. Ví dụ các loại cảm biến, bóng đèn của Mercedes, BMW do Hella sản xuất. Các phụ tùng lọc thường, gầm do MEYLE sản xuất, Các loại hộp điều khiển, hệ thống điện do Continental, Bosch sản xuất. Các loại bóng hơi, giảm xóc, hệ thống treo thường do Bilstein sản xuất. Chất lượng cao, 90% hàng chính hãng nhưng giá dao động từ 30- 90% của hãng.
* Phụ tùng Aftermarket: Xếp sau phụ tùng chính hãng, do hãng A sản xuất, có thông số kỹ thuật tương tự hàng chính hãng. Nhưng chất lượng và giá cả thấp hơn rất nhiều so với hàng chính hãng và OEM.
* Phụ tùng Fake: Phụ tùng giả được sản xuất và đóng gói y như hàng thật. Phụ tùng fake xuất xứ từ Trung Quốc, chất lượng rất thấp, giá rẻ. Khách hàng bị lừa là hàng chính hãng từ lời dụ dỗ, chào mời đường mật của người bán.
Phụ tùng Mercedes C200 có đắt không?
Gần đây trên diễn đàn của tín đồ xe sang, trong đó có Mercedes, cộng đồng mạng được phen ồn ào bát nháo luận bàn quanh vụ bảng báo giá thay thế một cặp gương trên chiếc xe tiền tỷ Mercedes- Benz GLC 300 4MATIC bị vặt trộm lên đến hơn 150 triệu đồng ( bằng 1/10 trị giá chiếc xe ) khiến không ít người ngỡ ngàng, bật ngửa. Cũng dễ hiểu bởi Mercedes là một dòng xe sang có giá lăn bánh đắt đỏ, cho nên các phụ tùng đi kèm cũng không hề rẻ.
Nếu không may một ngày đẹp trời chiếc Mercedes C200 của bạn cần thay thế phụ tùng thì hãy đến các trung tâm bảo dưỡng Mercedes chuyên nghiệp để tránh tiền mất tật mang, chất lượng phụ tùng mua về đáng đồng tiền bát gạo với số hiện kim bỏ ra. Nếu bạn đang thắc mắc bảng giá chi tiết phụ tùng Mercedes C200 thì hãy liên hệ với Hatechcar - gara ô tô hiện đại, uy tín bậc nhất Hà Nội để được tư vấn tận tâm, kỹ lưỡng nhé!
Hatech Car tự hào là GARA SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG MERCEDES UY TÍN TẠI HÀ NỘI
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Bài có nhiều người đọc
-
Tư vấn kỹ thuật: Cách nâng gầm xe với bộ kích gầm
Nâng gầm xe để thay lốp hoặc sửa chữa dưới gầm xe là một kỹ năng cơ bản nhưng nhiều lái xe có thể lại không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu.
-
Những "hư hỏng" chủ yếu thường gặp trên hệ thống lạnh
Hiện nay, hệ thống điều hòa không khí (AC) là một trang bị bắt buộc trên các dòng xe hơi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến hệ thống lạnh gặp vấn đề và dẫn đến "hư hỏng". Hãy cùng Hatech tìm hiểu nhé!
-
Hệ thống bôi trơn: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động?
Hệ thống bôi trơn của động cơ đốt trong có nhiệm vụ phân phối nhớt bôi trơn từ cạc-te nhớt đến các bề mặt ma sát, chuyển động trong động cơ. Đồng thời lọc sạch những tạp chất lẫn trong nhớt khi nhớt tẩy rửa các bề mặt ma sát này và làm mát nhớt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt của nó.
-
Cách xử lý khi động cơ bị đổ quá nhiều nhớt
Việc đổ quá nhiều dầu bôi trơn cho động cơ có thể gây giảm hiệu suất hoạt động của xe hơi. Vậy phải làm thế nào để xử lý trường hợp này?